Author
Listed:
- Tô Minh Quân
(Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Thành phố Hồ Chí Minh Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam)
- Trang Hoàng Ngọc Ngân
(Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Thành phố Hồ Chí Minh Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam)
- Lê Thị Thu Uyên
(Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Thành phố Hồ Chí Minh Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam)
- Đặng Hồng Loan
(Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam)
- Lại Đình Biên
(Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam)
- Lê Thành Long
(Viện Sinh học Nhiệt đới, Viện Hàn Lâm Khoa học Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam)
Abstract
Phycocyanin (PC) là một protein màu xanh lam có hoạt tính chống oxi hóa. PC chiếm khoảng 10% khối lượng khô tảo Arthrospira platensis. Hiện nay, chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng PC trong lĩnh vực mỹ phẩm. Trong nghiên cứu này, PC được khảo sát khả năng bảo vệ tế bào da trong điều kiện in vitro và in vivo. Đối với thử nghiệm in vitro, tế bào nguyên bào sợi người (hF) được nuôi trong môi trường DMEM/F12 chứa PC (0.1 -10 µg/ml) 24 giờ trước khi xử lý với 150µM H2O2 trong 90 phút. Sau 04 ngày, tiến hành khảo sát hình dạng tế bào và xác định marker đặc trưng cho quá trình lão hóa senescence-associated β-galactosidase (SA-gal). Đối với thử nghiệm trên chuột, chuột Mus musculus var. albino được cạo sạch da lưng, bôi PC 50 µg/ml 03 giờ trước mỗi lần chiếu UV. Thí nghiệm được tiến hành trong 08 tuần, mỗi tuần xử lý PC và chiếu UV 06 ngày. Sau 08 tuần, đánh giá tính chất bề mặt da và nhuộm mô học vùng da xử lý. Kết quả cho thấy PC nồng độ 10 µg/ml đã làm giảm tác hại của H2O2 đối với tế bào: tế bào vẫn duy trì dạng thon dài, tỉ lệ diện tích nhân/tế bào tương tự như tế bào ban đầu (0.16 ± 0.06), tỉ lệ tế bào biểu hiện SA-gal thấp (27.1 ± 6.1%). Sau 08 tuần xử lý, da chuột được bôi với PC 50 µg/ml trước khi chiếu UV có tính chất: mịn, ít nếp nhăn, cấu trúc mô học da tương tự như da tự nhiên. Kết luận: phycocyanin các tác dụng bảo vệ nguyên bào sợi da in vitro khỏi tác nhân hydrogen peroxide ở nồng độ 10 µg/ml và in vivo khỏi tác hại của tia UV ở nồng độ 50 µg/ml.
Suggested Citation
Tô Minh Quân & Trang Hoàng Ngọc Ngân & Lê Thị Thu Uyên & Đặng Hồng Loan & Lại Đình Biên & Lê Thành Long, 2023.
"Khảo sát khả năng của phycocyanin trong bảo vệ da in vitro và in vivo,"
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ, HO CHI MINH CITY OPEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE, HO CHI MINH CITY OPEN UNIVERSITY, vol. 18(1), pages 57-66.
Handle:
RePEc:bjw:techvi:v:18:y:2023:i:1:p:57-66
DOI: 10.46223/HCMCOUJS.tech.vi.18.1.2355.2023
Download full text from publisher
Corrections
All material on this site has been provided by the respective publishers and authors. You can help correct errors and omissions. When requesting a correction, please mention this item's handle: RePEc:bjw:techvi:v:18:y:2023:i:1:p:57-66. See general information about how to correct material in RePEc.
If you have authored this item and are not yet registered with RePEc, we encourage you to do it here. This allows to link your profile to this item. It also allows you to accept potential citations to this item that we are uncertain about.
We have no bibliographic references for this item. You can help adding them by using this form .
If you know of missing items citing this one, you can help us creating those links by adding the relevant references in the same way as above, for each refering item. If you are a registered author of this item, you may also want to check the "citations" tab in your RePEc Author Service profile, as there may be some citations waiting for confirmation.
For technical questions regarding this item, or to correct its authors, title, abstract, bibliographic or download information, contact: Vu Tuan Truong (email available below). General contact details of provider: https://journalofscience.ou.edu.vn/index.php/tech-vi .
Please note that corrections may take a couple of weeks to filter through
the various RePEc services.