IDEAS home Printed from https://ideas.repec.org/a/bjw/techvi/v11y2016i1p30-42.html
   My bibliography  Save this article

Phân tích phi tuyến trụ thép truyền tải điện sử dụng phương pháp phân tích dầm-cột

Author

Listed:
  • Đặng Thị Phương Uyên

    (Công ty Tư Vấn Điện Miền Nam, Việt Nam)

  • Lê Thanh Cường

    (Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam)

  • Ngô Hữu Cường

    (Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam)

Abstract

Để phản ánh sự làm việc thực tế của tháp trụ truyền tải điện, những yêu cầu về mô hình phân tích và các xem xét trong quá trình sử dụng trong thiết kế phải được xác định và đánh giá rõ ràng. Việc sử dụng phân tích phi tuyến phi đàn hồi sẽ trực tiếp giải quyết được những nhược điểm của phương pháp thiết kế dựa vào phân tích đàn hồi tuyến tính trên. Thuận lợi lớn của phương pháp thiết kế dựa vào phân tích trực tiếp tác động phi tuyến hình học và vật liệu là: (i) không cần dùng hệ số chiều dài tính toán vì tác động phi tuyến hình học đã được tích hợp trực tiếp; (ii) kể đến sự tương tác do sự chảy dẻo và mất ổn định dần dần theo sự tăng tải; (iii) cung cấp kết quả nội lực toàn bộ kết cấu có kể đến sự phân phối lại nội lực như trạng thái chịu lực thật của hệ; (iv) dự đoán được độ cứng của hệ chính xác hơn; (v) hình dung được ứng xử phi tuyến của hệ, trình tự và dạng phá hoại của cấu kiện và hệ kết cấu, khả năng chịu lực cực hạn của hệ; (vi) áp dụng một cách hợp lý và phù hợp với tất cả các loại kết cấu khung bao gồm khung không giằng, khung có giằng và khung kết hợp. Trong bài báo này đưa ra những vấn đề sau: sử dụng phương pháp dầm-cột dùng hàm ổn định có khớp dẻo hai đầu để mô phỏng ứng xử phi tuyến của cấu kiện trụ thép truyền tải điện, sau đó tìm hiểu thuật toán giải phi tuyến để áp dụng phân tích hệ kết cấu chịu tĩnh tải. Và xây dựng chương trình ứng dụng bằng ngôn ngữ lập trình Fortran để phân tích phi tuyến hệ khung cứng, khung giằng, dàn và trụ tháp thép truyền tải điện. Sau đó kiểm chứng độ tin cậy của chương trình phát triển bằng các kết quả của các nghiên cứu khác và kết quả phân tích bằng SAP2000. Áp dụng chương trình phát triển để thiết kế trực tiếp trụ tháp điện

Suggested Citation

  • Đặng Thị Phương Uyên & Lê Thanh Cường & Ngô Hữu Cường, 2016. "Phân tích phi tuyến trụ thép truyền tải điện sử dụng phương pháp phân tích dầm-cột," TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ, HO CHI MINH CITY OPEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE, HO CHI MINH CITY OPEN UNIVERSITY, vol. 11(1), pages 30-42.
  • Handle: RePEc:bjw:techvi:v:11:y:2016:i:1:p:30-42
    as

    Download full text from publisher

    File URL: https://journalofscience.ou.edu.vn/index.php/tech-vi/article/view/831/693
    Download Restriction: no
    ---><---

    Corrections

    All material on this site has been provided by the respective publishers and authors. You can help correct errors and omissions. When requesting a correction, please mention this item's handle: RePEc:bjw:techvi:v:11:y:2016:i:1:p:30-42. See general information about how to correct material in RePEc.

    If you have authored this item and are not yet registered with RePEc, we encourage you to do it here. This allows to link your profile to this item. It also allows you to accept potential citations to this item that we are uncertain about.

    We have no bibliographic references for this item. You can help adding them by using this form .

    If you know of missing items citing this one, you can help us creating those links by adding the relevant references in the same way as above, for each refering item. If you are a registered author of this item, you may also want to check the "citations" tab in your RePEc Author Service profile, as there may be some citations waiting for confirmation.

    For technical questions regarding this item, or to correct its authors, title, abstract, bibliographic or download information, contact: Vu Tuan Truong (email available below). General contact details of provider: https://journalofscience.ou.edu.vn/index.php/tech-vi .

    Please note that corrections may take a couple of weeks to filter through the various RePEc services.

    IDEAS is a RePEc service. RePEc uses bibliographic data supplied by the respective publishers.